40 tuần thai giáo với các chỉ số quan trọng: chiều dài xương đùi, đường kính lưỡng đỉnh, mức tăng cân, lịch siêu âm, chỉ số beta HCG theo tuần
Đo độ mờ gáy của thai nhi ở tuần thứ 11-14 giúp chuẩn đoán hội chứng down, chỉ số độ mờ da gáy dưới 2.5mm là tốt, trên 3mm là nguy hiểm, có nguy cơ mắc bệnh Down. Độ mờ da gáy càng thấp con càng thông minh có đúng không? xem chi tiết bên dưới. Bác sĩ khám dị tật thai nhi uy tín TPHCMLịch khám thai 3 tháng cuối: khám mấy lần, có quan trọng không? Siêu âm đo độ mờ da gáy là gì? Đo độ mờ da gầy (nuchal traslucency – NT) là cách kiểm tra vùng da gáy của thai nhi để chuẩn đoán hội chứng Down sớm nhất. Xét nghiệm này hoàn toàn không gây hại gì cho cả mẹ và thai nhi. Thông qua kết quả đo độ mờ da gáy, thai phụ có thể tiếp tục được chỉ định làm một số xét nghiệm khác như chọc dò ối, chọc cuống rốn,… để tiếp tục tìm ra bất thường nhiễm...
Bà bầu mang thai đủ tháng bị vỡ ối và co thắt tử cung mạnh kèm theo những cơn đau chuyển dạ thì đây là dấu hiệu cho thấy bà bầu sắp sanh sau đó có thể từ 12-24 giờ hoặc sớm hơn tùy vào tình trạng sức khỏe và độ mở của cổ tử cung từng thai phụ. Dấu hiệu nhận biết vỡ ối là gì? Khi vỡ ối, dịch ối sẽ thoát qua âm đạo và chảy ra đáy quần của các mẹ bầu. Nhiều người hay nhầm vỡ ối và són tiểu nhưng thực ra nước ối thì không có mùi, thêm vào đó, vỡ nước ối thường tới cùng các cơn gò tử cung gây đau bụng. Chỉ một số ít bà bầu vỡ ối mà không đau bụng, nên các mẹ cần chú ý phân biệt vỡ ối và són tiểu để vào viện kịp thời, vì khi ối vỡ, môi trường sống an toàn của bé đã không còn, để cạn ối có...
Có thai 2 tháng bụng to hơn bình thường một chút, khí hư ra nhiều, qua tháng thứ 3 bụng bắt đầu nhô ra cho đến tháng thứ 5 bụng sẽ lộ ra rõ, bà bầu có thể thấy chướng bụng và tiêu hóa không tốt. Sự phát triển của bé và những biến đổi ở cơ thể mẹ bầu Trong buồng tử cung của mẹ, bé được bao bọc bằng một túi có chứa nước gọi là nước ối. Nhờ có túi ối nên dù mẹ có đi lại, va chạm, bé vẫn được nâng đỡ nhẹ nhàng. Mẹ nuôi bé thông qua rau thai (còn gọi là nhau thai). Rau thai bám vào thành tử cung, lấy chất dinh dưỡng và ôxy từ máu mẹ, đưa qua dây rốn vào máu của bé. Nhờ vậy mà từ khối tế bào nhỏ xíu ban đầu, bé dần dần thành hình và phát triển. Mang trong mình một em bé, cơ thể mẹ dĩ nhiên phải trải qua nhiều thay đổi lớn. Cơ thể mỗi người mẹ...
Mẹ bầu không tăng cân 3 tháng cuối dễ khiến thai nhi thiếu cân, thiếu ối, dễ bị dị tật bẩm sinh dẫn tới tình trạng sinh non. Cải thiện cân nặng 3 tháng cuối bằng cách nghỉ ngơi nhiều, vận động sinh hoạt hợp lý, dinh dưỡng hợp lý và đi khám ngay khi có biểu hiện cân nặng không phát triển. Mức tăng cân của bà bầu theo tháng WHO công bốBiểu đồ tăng cân của bà bầu chuẩn theo tháng Nguyên nhân thai nhi không tăng cân THƯỜNG THẤY là gì? Thông thường, trong suốt quá trình mang thai, cơ thể mẹ sẽ tăng cân đều đặn và tăng mạnh nhất vào các tháng cuối cùng của thai kì. Tuy nhiên có một số trường hợp khi các tháng đầu tăng cân nhưng đến ba tháng cuối lại không tăng nữa. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, trong đó có các nguyên nhân cơ bản sau: Chế độ...
Mẹ bầu cao huyết áp thường có chỉ số huyết áp cao hơn 140/90 mmHg với các biểu hiện như: nhức đầu, ù tai, hoa mắt,... có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bác sĩ thường chỉ định sinh mổ để an toàn cho mẹ và bé. Bà bầu huyết áp thấp có sao không, sinh thường được không?Độ mờ da gáy càng thấp con càng thông minh có đúng không? Triệu chứng cao huyết áp ở bà bầu là một trong những loại bệnh lý cần được phát hiện và theo dõi chữa trị kịp thời bởi nó là một căn bệnh rất nguy hiểm. Nó chính là tiền đề gây ra tiền sản giật – một biến chứng khiến bất kỳ mẹ bầu nào cũng phải sợ hãi. Cao huyết áp có sinh thường được không? Huyết áp mẹ bầu bao nhiêu là cao? Cao huyết áp (hay còn được gọi là tăng...
Sản phụ có thể sinh thường lần 2 sau khi sinh mổ với các điều kiện: mang thai lần 2 sau 2 năm, đường mổ trước nằm ngang, thai nhi không to, thuận chiều khi trở dạ,... và những kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ được chia sẻ chi tiết bên dưới. Mang thai lần 2 sau khi sinh mổ cần lưu ý gì?Mang thai lần 2 khác lần 1 như thế nào? Lúc nào có thể mang thai lần hai? Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các chuyên gia sức khỏe sinh sản khuyến cáo những phụ nữ đã mổ đẻ lần đầu chỉ nên mang thai lần 2 từ sau 2 năm tính từ lúc sinh mổ lần đầu. Đây là khoảng thời gian cần thiết để vết mổ ở tử cung trong lần mổ đầu hoàn toàn bình phục và sức khỏe người mẹ được đảm bảo an toàn trong lần mang thai kế tiếp. Mang thai lần 2 sớm sau khi sinh mổ...
Nhau tiền đạo là trường hợp nhau thai nằm thấp một cách bất thường, bánh nhau che một phần hoặc che kín cổ tử cung. Mẹ bầu có thể bị chảy máu âm đạo nặng, gây mất máu, sinh non, sinh khó,...chi tiết bên dưới. Nhau tiền đạo là gì? Bánh nhau được hình thành cùng với sự phát triển của thai nhi, chịu trách nhiệm chính trong việc cung cấp chất dinh dưỡng và nuôi thai. Tuy nhiên, một số bất thường về vị trí bám của nhau thai có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe mẹ bầu và cản trở "đường ra" của thai nhi. Nhau thai là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Thông thường, nhau thai sẽ bám vào mặt trước hoặc mặt sau đáy tử cung. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp nhau thai nằm thấp một cách bất thường, bánh nhau che một phần hoặc che kín toàn bộ cổ tử...