Để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh chị em cần chuẩn bị về tốt sức khỏe như: kiểm tra sức khỏe tổng quát, tiêm phòng ngừa bệnh đồng thời chị em cũng cần có chế độ dinh dưỡng đủ chất, giữ tinh thần thoải mái, sắp xếp công việc và chuẩn bị nguồn tài chính cần thiết,... là những việc quan trọng cần chuẩn bị trước khi mang thai. Việc này có ý nghĩa rất quan trọng cho cả mẹ và bé. Kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi mang thai Kiểm tra sức khỏe tổng quát và thực hiện một số xét nghiệm sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của bé yêu sau này. Các bệnh mãn tính như đái tháo đường, cường giáp, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch… rất cần thiết điều trị bình ổn và có sự kiểm soát của bác sĩ chuyên khoa về...
Mang thai lần đầu mẹ bầu cần biết: dấu hiệu sớm nhận biết mang thai, lịch siêu âm định kỳ, chế độ dinh dưỡng khi mang thai,... là những vấn đề quan trọng mà mẹ bầu cần nắm rõ để có một thai kỳ khỏe mạnh. Những dấu hiệu giúp bạn sớm biết mình mang thai Mang thai lần đầu thường đem lại cho các chị em nhiều cảm giác mới mẻ, xen lẫn hạnh phúc nhưng cũng không ít bối rối và lo lắng về những thay đổi bất thường của cơ thể. Đồng thời do chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc bản thân và em bé mà đã gặp khá nhiều rắc rối trong thời kỳ mang thai. Bài viết kinh nghiệm mang thai lần đầu dưới đây sẽ giúp các chị em giải quyết nỗi lo ấy: Thông thường các mẹ bầu chưa có nhiều kinh nghiệm phát hiện dấu hiệu mang thai. Các dấu hiệu phổ...
Mang thai lần đầu cần tiêm 2 mũi uốn ván cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày nhằm phòng bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn uốn ván gây ra cho mẹ và bé trong quá trình sanh con. Bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không? Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ĐẦY ĐỦ NHẤT Mang thai lần đầu không tiêm phòng uốn ván có sao không? Trong những hành trang của mẹ bầu, điều quan trọng nhất mà chị em cần phải biết đó là nắm rõ lịch tiêm phòng trước khi mang thai như tiêm ngừa cúm, tiêm ngừa sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, viêm gan và một số loại bệnh khác để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi. Không những vậy, mẹ bầu cũng nên nắm rõ lịch tiêm phòng uốn ván trong khi mang thai bởi thời gian mang thai và ngay sau sinh bà mẹ...
Mang thai lần đầu bị thai lưu quá non từ 1 – 2 tháng có thể tự tiêu biến, thai đã lớn hơn từ 3- 6 tháng thì sẽ sảy thai, hoặc đẻ non nếu trên 6 tháng. Thai lưu có thể gây ra nguy hiểm cho mẹ bầu như bị vỡ ối và nhiễm khuẩn trầm trọng nếu không phát hiện kịp thời. Sau khi bị thai lưu người mẹ cần được tịnh dưỡng, kiểm tra sức khỏe và ít nhất là 3 tháng rồi mới nên có thai lại. Thai lưu là gì? Thai chết lưu là trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử cung, nhưng không phát triển thành thai nhi trưởng thành, mà bị chết và lưu lại trong tử cung trên 48 giờ. Niềm vui biết mình mang thai chưa được bao lâu thì nhiều trường hợp chị em lại nhận kết quả thai chết lưu. Đây dường như là nỗi đau xót kéo theo sự bàng hoàng và nỗi lo sợ....